I.Vị trí địa lý
Hội An được lên địa giới hành chính thành phố từ năm 2008 với hơn 6 ngàn ha diện tích, 13 đơn vị hành chính, 9 phường và 4 xã.
Hội An tọa lạc ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn, cách thành phố du lịch Đà Nẵng 28km về phía nam.
II. Danh thắng cảnh tại đô thị cổ Hội An
1 - Chùa Cầu
Chùa Cầu được xem là thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Hội An và là tài sản vô giá cũng như là biểu tượng hình ảnh của phố cổ Hội An. Chùa Cầu hay còn gọi là chùa Nhật Bản, là một công trình kiến trúc do các thương nhân Nhật Bản tới Hội An buôn bán vào khoảng giữa thế kỉ 16 xây dựng nên.
2 - Các ngôi nhà cổ
Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)
Nhà cổ Quân Thắng được đánh giá là ngôi nhà cổ có vẻ đẹp cũng như giá trị hiện vật đẹp và cổ kính nhất Hội An hiện nay. Với niên đại hơn 150 năm, ngôi nhà mang trong mình những phong cách kiến trúc của vùng Hoa Hạ, Trung Quốc. Dường như thời gian không thể tác động tới kiểu dáng kiến trúc cũng như nội thất bài trí của căn nhà này. Khám phá và chiêm ngưỡng toàn bộ căn nhà sẽ giúp du khách hiểu hơn về lối sống và thân thế của những người thương gia ở Hội An trước đây.
Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)
Có tuổi đời hơn 200 năm, nhà Tấn Ký mang đường nét kiến trúc hình ống với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá.
Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.
3 - Các hội quán
Hội quán Phúc Kiến (Số 46. Trần Phú – thị xã Hội An)
Tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại bờ biển Hội An năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán ngày càng khang trang và thêm phần rực rỡ.
Hội quán Triều Châu (Số 157. Nguyễn Duy Hiệu – thị xã Hội An)
Hội quán này được Hoa kiều ở Triều Châu xây dựng từ năm 1845 để thờ tướng quân Mã Viện.
Hội quán Quảng Đông (Số 17. Trần Phú – thị xã Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Hội quán Ngũ Bang (Số 64. Trần Phú – thị xã Hội An)
Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa
4 - Các ngồi chùa cổ
Chùa Ông (Số 24. Trần Phú – thị xã Hội An)
Chùa Ông được xây dựng năm 1653. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan công Miếu..
Quan âm Phật tự Minh Hương (Số 7. Nguyễn Huệ – thị xã Hội An)
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện
Nhà thờ tộc Trần (Số 21. Lê Lợi – thị xã Hội An)
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt.